0865.933.445

Các loại sơn Polyurethane thường gặp

Sơn Polyurethane hay còn có tên gọi viết tắt quen thuộc mà chúng ta thường nghe nói đến đó chính là sơn PU. Đây là một vật liệu có độ bền cao, khả năng chịu nhiệt tốt, có thể sử dụng ngoài trời, gần như miễn nhiễm với các chất vô cơ và hữu cơ, được sử dụng cho sắt thép, bê tông, gỗ và một số vật liệu khác. PU được dùng để chế tạo sơn hoặc các vật dụng dạng foam. Với dạng foam thường chuyên dùng nhiều làm nệm mút trong các loại ghế, điển hình là ghế ngồi trong xe hơi. Bên cạnh đó, dạng foam cũng thích hợp dùng để bảo vệ các thiết bị, dụng cụ dễ vỡ trong quá trình vận chuyển.

Sơn PU có đặc điểm nổi bật là bóng mờ và khả năng bám dính, co dãng, chống thấm nước rất tốt. Sơn PU được yêu thích sử dụng vì có thể ứng dụng cho cả sơn trong nhà hay ngoài trời đều mang lại hiệu quả cao. Hơn nữa, nó còn chịu được tia UV và các tác động từ môi trường, điều kiện thời tiết khắc nghiệt bên ngoài.

Có nhiều loại sản phẩm sơn PU khác nhau với những đặc tính, thế mạnh riêng biệt. Điều này giúp người dùng dễ dàng chọn lựa theo nhu cầu sử dụng lên nhiều bề mặt vật liệu đa dạng.

Các loại sơn Polyurethane thường gặp

Tùy theo mỗi loại vật liệu khác nhau mà chúng ta lựa chọn đúng loại sơn PU cho bề mặt. Việc này có tác dụng đem lại hiệu quả bám dính cao nhất và phát huy hết tính năng của sơn. Trên thị trường hiện nay, hệ thống sơn PU rất đa dạng về sản phẩm, sau đây là một số mặt hàng được sử dụng phổ biến nhất:

1. Sơn PU kim loại

Sơn PU kim loại là loại sơn bao gồm 2 thành phần hoặc 1 thành phần. Loại sơn này chuyên dùng làm sơn lót và sơn phủ cho kim loại, có nhiều màu sắc phong phú. Người dùng có thể lựa chọn theo ý muốn dựa theo bảng màu từ nhà sản xuất. Sơn Polyurethane kim loại thích hợp làm lớp phủ cho nhiều loại bề mặt như sắt thép, kim loại ở trong nhà và cả ngoài trời.

Đặc biệt là các công trình lớn chẳng hạn như nhà xưởng, tòa nhà cao ốc, hay các xí nghiệp chế biến thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm… Khi dùng loại sơn này sẽ giúp đảm bảo yêu cầu về tính thẩm mỹ và tiêu chuẩn chất lượng cho các sản phẩm thuộc kết cấu thép.

Sau đây là một số ưu điểm khác của sơn PU kim loại được yêu thích sử dụng:

  • Độ bám dính hiệu quả, độ cứng cao
  • Độ bóng bắt mắt
  • Tính năng bền uốn tốt, chịu va đập hiệu quả
  • Bền bỉ ngay cả trong các điều kiện có nước, nước biển, dung môi, thậm chí hóa chất ….
  • Phù hợp với nhiều loại bề mặt thi công khác nhau

2. Sơn PU sàn bê tông

Đây là loại sơn PU bao gồm 2 thành phần có thể là gốc vô cơ hoặc hữu cơ. Sơn PU sàn bê tông là lựa chọn thích hợp được sử dụng trong thi công: các nhà máy lắp ráp thiết bị điện tử, công nghiệp dược phẩm, nhà máy hóa chất, xưởng dệt may, xưởng phim ảnh, hay các khu công nghiệp thực phẩm, nước giải khát, bánh kẹo…

Màu sắc sơn PU khá đa dạng dựa theo bảng màu sơn của nhà sản xuất. Sơn sàn PU có các đặc tính:

  • Khả năng bám dính cực cao
  • Sử dụng tốt cho sàn ngoài trời
  • Độ bóng mờ đẹp mắt
  • Tính năng bền uốn cũng như chịu va đập hiệu quả
  • Dùng được tốt cho cả điều kiện ngoài trời, chịu được tác động từ môi trường khắc nghiệt và cả hóa chất độc hại…
  • Sử dụng đa dạng bề mặt vật liệu thi công khác nhau
  • Kháng hóa chất rất tốt

3. Sơn PU cho gỗ

Không thể không nhắc đến loại sơn PU gỗ này với ứng dụng vô cùng phổ biến mà chúng ta thường thấy. Công dụng chính của loại sơn này là chống thấm cho bề mặt gỗ, bảo đảm chất lượng gỗ và tăng độ bền cho sản phẩm. Ngoài ra sau khi hoàn thiện lớp sơn này nhất định bạn sẽ hài lòng bởi độ bóng hoàn hảo và độ cứng tuyệt vời cho gỗ.

Một số ưu điểm nổi bật của sơn PU gỗ như sau:

  • Chống mài mòn và trầy xước hiệu quả
  • Đem lại tính thẩm mỹ cao và độ trong suốt, sáng bóng cao
  • Chống chịu được hầu hết các loại hóa chất gia dụng gây hại đến đỗ

4. Sơn chống thấm PU

Sơn chống thấm PU là một trong những loại sơn được lựa chọn phổ biến nhất với 2 loại chính bao gồm:

  • Chống thấm lộ thiên: đây là sản phẩm sơn chống thấm có độ bám dính cao, chịu thời tiết tốt, độ co giãn lên tới 400%. Được sử trên bề mặt tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời (tia UV).
  • Chống thấm không lộ thiên: chức năng cũng giống như sơ

Sơn PU cho nền nhà xưởng được xem là giải pháp sàn công nghiệp hiệu quả. Mang lại nhiều lợi ích theo đúng với các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, để làm được điều đó ngoài việc đảm bảo về độ chất lượng của sơn thì việc thực hiện quy trình thi công sơn PU cho nền nhà xưởng cũng là khâu cực kỳ quan trọng.

Giá thi công sơn sàn PU tại Sàn Công Nghệ Đà Lạt từ 540.000 VNĐ/m2 đến 1.860.000 VNĐ/m2, đã bao gồm vật tư và nhân công.

Giá thi công sơn PU MF

✓ Thi công sơn PU MF 3mm, đơn giá: 540.000 VNĐ/m2 – 755.000 VNĐ/m2;

✓ Thi công sơn PU MF 4mm, đơn giá: 720.000 VNĐ/m2 – 995.000 VNĐ/m2;

✓ Thi công sơn PU MF 5mm, đơn giá: 810.000 VNĐ/m2 – 1.100.000 VNĐ/m2;

Giá thi công sơn PU UD

✓ Thi công sơn PU UD 6mm, đơn giá: 1.170.000 VNĐ/m2 – 1.595.000 VNĐ/m2;

✓ Thi công sơn PU UD 7mm, đơn giá: 1.350.000 VNĐ/m2 – 1.835.000 VNĐ/m2.

Giá thi công sơn PU HF

✓ Thi công sơn PU HF 6mm, đơn giá: 1.125.000 VNĐ/m2 – 1.620.000 VNĐ/m2;

✓ Thi công sơn PU HF 7mm, đơn giá: 1.305.000 VNĐ/m2 – 1.860.000 VNĐ/m2;

Lưu ý:

Báo giá trên đã bao gồm vật tư và nhân công (thi công sơn trọn gói), chưa bao gồm thuế GTGT.

Có 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến đơn giá thi công sơn sàn PU:

+ Hệ thống sản phẩm sử dụng: Ucrete MF, Ucrete UD200 (sản phẩm khác nhau sẽ có đơn giá thi công khác nhau).

+ Độ dày lớp sơn sàn cần thi công.

+ Diện tích và địa điểm thi công

Vì vậy, đơn giá thi công sơn sàn PU chính xác nhất sẽ được Sàn Công Nghệ Đà Lạt đưa ra sau khi khảo sát mặt bằng.

Thi công sơn sàn PU Ucrete
Quý khách hãy liên hệ với Sàn Công Nghệ Đà Lạt để tìm được đơn vị thi công sơn sàn Polyurethane uy tín, chuyên nghiệp tại Đà lạt nhé!