0865.933.445

Chống thấm- Hoàn thiện nhà xinh cho mùa Tết

Với điều kiện thời tiết của Đà lạt độ ẩm cao, mưa nhiều nên hầu hết các công trình đều bị thấm sau một thời gian đưa vào sử dụng. Đây là vấn đề đang rất được quan tâm trong xây dựng hiện nay. Sàn Công Nghệ Đà Lạt với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống thấm sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc vì sao chống thấm lại được quan tâm, nguyên nhân gây ra việc bị thấm, các giải pháp chống thấm hiệu quả và những loại vật liệu chống thấm sử dụng cho công trình của bạn.

Tại sao vấn đề chống thấm lại được quan tâm?

Chống thấm là một vấn đề đang rất được quan tâm hàng đầu đối với các công trình kiến trúc hiện đại trong giai đoạn hiện nay. Không cần đến mùa mưa thì chống thấm đang là vấn đề thách thức đối với những công trình nhà ở tư nhân cũng như những công trình văn phòng, trung tâm mua sắm cao tầng. Cũng như chống nóng, chống thấm đòi hỏi yếu tố kỹ thuật quan trọng ảnh hưởng đến tiện nghi và chất lượng công trình. Tuy vậy, chống thấm là vấn đề mới hơn và nhiều phức tạp hơn…

 

Tại sao phải chống thấm?

  • Chống thấm là một vấn đề nan giải và phức tạp vì thế không chỉ chờ đến mùa mưa mới nói chuyện chống thấm, hay chuyện thấm và chống thấm không chỉ xảy ra vào mùa mưa.
  • Nhưng thực tế thì mùa mưa là một khoảng thời gian thử nghiệm khá rõ nét đối với chất lượng của mỗi công trình. Nếu so với chống nóng, thì chống thấm là một vấn đề mới hơn.
  • Trong kiến trúc dân gian truyền thống thì chúng ta đã đưa ra rất nhiều giải pháp chống nóng, nhưng chống thấm thì gần như không có. Nguyên nhân là do quy mô cũng như tính chất của những công trình này. Các công trình kiến trúc dân gian xưa hầu như chỉ có một tầng, quy mô nhỏ, khác xa với những công trình kiến trúc hiện đại bây giờ.
  • Các công trình trước đây cũng hầu như không có hệ thống cấp – thoát nước bởi phần nước thường được tách riêng ở những công trình phụ, với cách thức cấp nước đơn giản và tiêu thoát tự nhiên.
  • Do vậy có thể nói vấn đề thấm và chống thấm là một đặc trưng của kiến trúc hiện đại, những công trình hiện đại. Những công trình này có rất nhiều tầng, có hệ thống nền móng nằm sâu trong lòng đất, có các diện tích sàn mái, sân thượng, tường lớn tiếp xúc với bên ngoài, có các hệ thống nhà vệ sinh ở mỗi tầng sử dụng nước cần hệ thống cấp – thoát… và đó là những nguyên nhân gây thấm cho công trình.

CHỐNG THẤM CỔ ỐNG

Các đầu nối ống cấp thoát nước là vị trí dễ gây ra rò rỉ và thấm

Nguyên nhân gây ra việc bị thấm

Thấm bắt nguồn từ nước, có nước xâm nhập công trình mới có hiện tượng thấm. Có thể chia ra làm hai nguồn thấm chính:

Thứ nhất đó là nguồn nước tự nhiên, nước ngầm dưới công trình, nước mưa tác động vào trực tiếp vào bề mặt kiến trúc.

Thứ hai là nguồn nước nhân tạo từ hệ thống đường ống cấp thoát nước và các không gian, bộ phận kiến trúc có nước, chứa nước như phòng vệ sinh, bể nước, bể bơi, bể cảnh…

Nguyên nhân thấm là do nước xâm nhập qua các khe hở trên bề mặt vật liệu. Khi các bề mặt này tiếp xúc với nước, nước sẽ xâm nhập và thẩm thấu theo các mao quản vào sâu trong vật liệu gây ra hiện tượng thấm. Và điều quan trọng là do nước ta là đất nước ở vùng nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều, nhiệt độ chênh lệch lớn, có những vùng khí hậu tương đối khắc nghiệt. Tất cả các điều kiện khí hậu và thời tiết không thuận lợi trên đã gây nên những hiện tượng co ngót, giãn nở, làm nứt và phá hủy bề mặt cũng như cấu trúc vật liệu, tạo điều kiện cho nước xâm nhập.

Các biện pháp chống thống thấm hiệu quả

Hiện tượng thấm gây nhiều tác động tiêu cực tới công trình, như làm ố loang các diện tường, trần, bong tróc lớp che phủ (sơn, vôi) gây mất thẩm mỹ, tiêu hao nguồn nước (như rò rỉ hồ chứa), gây bất tiện cho sinh hoạt, thậm chí gây nguy hiểm (như rò điện) ……Chống thấm vì vậy luôn là vấn đề cần được quan tâm nhất là đừng để khi bị thấm rồi mới “chạy chữa”. Giải phải chống thấm có thể chia thành hai nhóm như sau:

Thứ nhất là các giải pháp kiến trúc – kỹ thuật: đây là các giải pháp chống thấm chủ động trên cơ sở khắc phục các khu vực quan trọng như đã nói ở trên, nhằm hạn chế tối đa hiện tượng thấm để từ đó nghiên cứu và đưa ra các biện pháp chống thấm ngay từ khi công trình bắt đầu khởi công nhằm có giải pháp chống thấm tốt cho móng, tầng hầm, sân thượng, bể nước uống, hồ bơi, chân tường, nhà vệ sinh….

  • Thiết kế mái phù hợp kiến trúc và khí hậu địa phương, đảm bảo độ dốc thoát nước mưa, tránh tạo ra những khu vực dễ bị đọng nước. Với công trình mái bằng, phải đảm bảo độ dốc tối thiểu là 3%.
  • Tổ chức mặt bằng, phân khu chức năng liên quan tới nước (vệ sinh) khoa học để tránh hệ thống cấp – thoát nước đi vòng, đi xa dễ gây hiện tượng thấm và khó khăn khi sửa chữa.
  • Đánh dốc đủ (2 – 3%) và đúng hướng cho các sàn vệ sinh, các sàn chịu nước như sân thượng, ban công. Thiết kế vị trí ga thu hợp lý.
  • Bảo vệ kết cấu mái cố định (mái bê tông), tránh tác động trực tiếp của mưa nắng bằng các giải pháp như: lợp/dán ngói (với mái dốc), kê tấm đan, phủ mái tôn, tấm bao che nhẹ (với mái bằng). Việc được che phủ này giúp mái bê tông tránh được sự co ngót và hạn chế xuất hiện vết nứt. Thiết kế vườn, mặt nước trên mái hay sân thượng là một giải pháp tốt bảo vệ cho kết cấu mái phía dưới nhưng cũng là con dao hai lưỡi nếu không xử lý tốt. Mái bằng thì việc phân thủy và vị trí miệng thu nước thoát rất quan trọng
  • Không nên xây tường mỏng dễ bị nứt, sử dụng đúng loại gạch, mác vữa cho các khối xây.
  • Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật khi thi công là sử dụng đúng mác bê tông, mác vữa, dỡ cốp pha khi bê tông đủ tuổi (tránh gây võng, nứt, biến dạng kết cấu) và bảo dưỡng bê tông đúng cách. Những nơi sử dụng phụ gia, vật liệu chống thấm phải thực hiện theo quy chuẩn của nhà sản xuất.
    Lưu ý và xử lý triệt để các vị trí quan trọng như vị trí cổ ống xuyên sàn, quanh miệng ga thu, nhà vệ sinh, sân thượng, ban công, tường ngoài…

Thứ hai là giải pháp hóa – vật liệu: giải pháp này cũng có thể sử dụng một cách chủ động cùng với giải pháp kiến trúc – kỹ thuật, và cũng là biện pháp xử lý khi sự cố thấm xảy ra.

Với cách làm này thì ta có thể đưa các phụ gia, vật liệu chống thấm vào ngay khi thi công như chống thấm với hệ móng, tường, sàn, nhà vệ sinh, sân thượng cần chống thấm. Còn trong trường hợp đã có hiện tượng thấm, cần phải xác định rõ nguyên nhân vì sao bị thấm, thấm ở đâu.. và đưa ra giải pháp và vật liệu chống thấm phù hợp.

Thực tế, khi có hiện tượng thấm, nước có thể mao dẫn trong lòng vật liệu, đi xa rồi mới xuất hiện trên bề mặt. Vì vậy, xác định nguyên nhân và vị trí gốc của nguồn thấm là rất quan trọng để xử lý triệt để. Khi đã xác định được rồi, và nếu không phải nguyên nhân là do hở, rò rỉ đường cấp thoát nước thì có thể sử dụng chất chống thấm.

Vật liệu chống thấm có mấy loại?

Có hai loại vật liệu chống thấm cơ bản:
–Vật liệu chống thấm vô cơ: thường có nguồn gốc từ silicat. Nguyên lý hoạt động là dung dịch chống thấm sẽ thấm sâu, tương tác với khối bê tông, lớp vữa, trám vào các lỗ rỗng, mao mạch trong khối bê tông, lớp vữa để ngăn nước. Một số sản phẩm được các công ty xây dựng cũng như nhà thầu xây dụng sử dụng nhiều nhất như

  • Sikatop Seal 107
  • Sikaproof Membrane
  • Shell Flintkote
  • Sika Raintite
  • Sikalastic 632 R
  • Sikatop Seal 105
  • Sika Latex, Sika Latex TH…  .

–Vật liệu chống thấm hữu cơ: thường có nguồn gốc từ bitum và polymer hay còn gọi là màng chống thấm. Nguyên lý hoạt động là vật liệu này được phủ lên bề mặt cần thi công, khi khô tạo thành lớp màng trên bề mặt cần chống thấm. Lớp màng này cho phép co giãn ở mức độ nhất định. Một số sản phẩm màng chống thấm thường được sử dụng cho các công trình dân dụng cũng như cao tầng hiện nay như:

  • Sika Bituseal T130 SG
  • Sika Bituseal T140 MG
  • Sikabit W15
  • Sika Torch 3VN
  • Sika Bituseal T140SG …

Chống thấm luôn là vấn đề nan giải, phức tạp và cần phải quan tâm hàng đầu ngay khi khởi động công trình. Với công trình càng lớn, hệ thống cấp thoát nước càng nhiều thì càng phải chú trọng vấn đề chống thấm. Để chống thấm hiệu quả, phải thực hiện ngay khi bắt đầu khởi công công trình cũng như phải được thực hiện chủ động và đồng bộ từ khâu thiết kế, lựa chọn vật liệu chống thấm, quản lý kỹ thuật đúng quy trình trong giai đoạn thi công. Trong quá trình sử dụng, công trình cũng luôn phải được duy tu bảo dưỡng, kịp thời phát hiện ra những vấn đề phát sinh có liên quan tới hiện tượng thấm để xử lý sớm. Một công trình một khi được làm tốt tất cả các khâu đó sẽ mang đến cho công trình chất lượng tốt nhất mà không phải lo lắng khi mùa mưa đến.

Để hiểu rõ hơn những vấn đề về chống thấm, vật liệu chống thấm cũng như những vị trí nào quan trọng cần phải được quan tâm ngay từ khi khởi công xây dựng cho công trình của bạn thì mời bạn hãy liên hệ ngay với Sàn Công Nghệ Đà Lạt theo địa chỉ sau  https://sancongnghedalat.com/ để được tư vấn và đưa ra những giải pháp hoàn hảo nhằm mang đến chất lượng tốt nhất cho công trình của bạn.