Nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm tường?
Chống thấm tường nhà là biện pháp chống thấm phổ biến phía ngoài hoặc trong bức tường của công trình xây dựng nhằm bảo vệ cho toàn bộ công trình tránh khỏi tác động của môi trường gây ra thấm nước vào trong. Nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm tường có thể do nhiều lý do:
– Quy trình thiết kế cũng như thi công của công trình không được chuẩn chỉ ngay từ đầu.
– Khâu thi công chống thấm ban đầu cho công trình hoặc không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng biện pháp chuẩn.
– Vật liệu dùng để thi công chống thấm tường ban đầu kém chất lượng, công tác nghiệm thu không đạt yêu cầu.
– Công trình lâu ngày, không được duy trì duy tu bảo dưỡng…
Tại sao phải chống thấm tường nhà?
Vì là lớp áo ngoài cùng của công trình xây dựng , tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên việc chống thấm tường nhà là cực kì quan trọng. Nếu công đoạn này làm không tốt có thể gây ra nhiều hệ lụy như :
– Chất lượng và kết cấu công trình bị xuống cấp nhanh chóng : các vết bong tróc, nứt của bê tông. Là dấu hiệu cảnh báo công trình nhà bạn đang xuống cấp và ẩn chứa các nguy cơ tiềm ẩn gây nguy hiểm khó lường.
– Công trình sẽ mất đi tính thẩm mỹ : Vết rạn nứt bê tông, vết ố vàng thậm chí là rêu mốc sẽ khiến công trình mất đi tính mỹ quan ảnh hưởng lập tức đến thị hiếu chủ công trình.
– Khi tường bị lên meo ẩm mốc sẽ gây hại đến sức khỏe : Môi trường ẩm ướt lâu ngày là điều kiện thuận lợi để nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi gây nên các bệnh về hô hấp như: viêm mũi, viêm xoang, nấm da…
– Nguy cơ tiềm ẩn việc cháy nổ : Những ổ điện hay thiết bị điện âm tường vốn được xem là an toàn, tuy nhiên khi bị ngấm nước lâu ngày sẽ dẫn đến hư hỏng, làm giảm độ bền của các vật dụng điện tử trong nhà: tivi, tủ lạnh, máy giặt…
1. Chống thấm cho tường nhà cũ
Để chống thấm cho tường nhà cũ , bước đầu chúng ta phải làm sạch bề mặt tường, cạo lớp vôi cũ và rửa sạch, nếu tường bị thấm thì phải xử lý chống thấm rồi mới bả ma tít và lăn sơn. Có làm kĩ càng vậy thì hiệu quả chống thấm mới hoàn toàn 100%.
Phương Pháp thi công chống thấm tường nhà cũ triệt để
Bước 1 : Cạo sạch lớp sơn cũ đã bong tróc của bề mặt tường, dùng chổi sắt đánh sạch các lớp rong rêu nếu có. Nếu không làm sạch tường cũ thì lớp sơn chống thấm tường rất dễ bị bong rộp, không đảm bảo chất lượng.
Bước 2 : Dùng keo chống thấm xử lý trám các vết nứt , kẻ hở của tường do sụt lún hay môi trường.
Bước 3 : Phủ từ 2 lớp trở lên với các loại sơn chống thấm chuyên dụng như Kova, Sika. Lưu ý là chỉ tiến hành sơn khi bề mặt đã làm sạch , khô ráo thì chất lượng về sau mới bền và đảm bảo.
Bước cuối cùng có thể là sơn phủ màu theo ý thích trang trí của gia chủ.
2. Cách chống thấm cho tường nhà mới xây
Khi mới xây xong thì chủ đầu tư cũng nên tiến hành chống thấm ngay là hợp lý nhất. Tường mới xây khô xong được tô trát và đánh bóng làm sạch.
Sau đó dùng các loại sơn chống thấm tường ngoài trời hay còn gọi là keo chống thấm bề mặt ngoài. Các loại keo này có ưu điểm như chống thấm nước tuyệt vời, tính đàn hồi cao, dễ thi công cũng như tuổi thọ cao, và đặc biệt là giá thành rẻ hợp lý.
Việc chống thấm tường nhà cần thực hiện cả tường trong lẫn tường ngoài để đạt được hiệu quả tốt nhất.
3. Chống thấm chân tường nhà
Nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm chân tường có thể là do nước mưa bên ngoài thấm vào, 2 là do hơi ẩm dẫn theo ron gạch bốc lên. Và một nguyên nhân phổ biến là do hệ thống cấp thoát nước cho khu vực bếp và nhà vệ sinh bị rò rỉ.
Chống thấm chân tường nhà bằng sơn chống thấm Kova
Sau khi làm sạch bề mặt cạo sạch lớp sơn cũ thì dùng sơn chống thấm Kova gốc xi măng trộn theo tỷ lệ 10kg Kova 2kg xi măng trộn nhuyễn thành hỗ hợp rồi lăn lên chân tường bị thấm. Sau khi khô thì tiến hành sơn phủ bên ngoài bằng sơn trang trí thông thường.
Chống thấm chân tường bằng cách bơm Foam ngược
Nếu trường hợp tường đã cụ, bị mốc, bong tróc thì nên đục những chổ hồ vữa ra rồi bắn Foam vào và trát lại.
Đối với tường mới thì dùng mũi khoan 10mm khoan trực tiếp vào và dùng súng bắn Foam theo những lỗ khoan đó là được.
4. Chống thấm khe tiếp giáp tường nhà liền kề
4.1 Chống thấm khe tiếp giáp bằng tôn
Trường hợp khe hở giữa tường nhà với bên cạnh nhỏ thì có thể nước mưa theo đó thấm vào. Điều này lâu ngày sẽ gây ra tình trạng thấm nước mưa vào trong. Khắc phục điều này bằng cách cắt các tấm tôn ốp vào , dùng đinh cố định vị trí và bắn keo silicon giữa tường và lớp tôn để khi nước mưa rơi xuống sẽ theo máng tôn đó chảy ra ngoài. Điều nay sẽ đảm bảo cho việc chống thấm tường nhà được khá đảm bảo.
4.2 Chống thấm tường nhà liền kề ngay lúc bắt đầu xây
Biện pháp chống thấm tường nhà này là đảm bảo lâu dài nhất so với các phương pháp khác.
Đây là lựa chọn tối ưu, an toàn và hiệu quả nhất cho mọi công trình. Trong quá trình thi công, ở vị trí phần tiếp giáp chúng ta nên sử dụng gạch đặc. Vữa xây trộn bê tông gốc chống thấm, trát mác cao. Bề dày tường tiếp giáp yêu cầu tối thiểu 220mm mới đảm bảo ngăn được thấm dột tường từ ngoài vào.
Sau khi xây dựng và trát lớp tường ngoài xong. Bạn có thể sử dụng nhiều loại vật liệu chống thấm khác nhau để thi công cho lớp tường bên ngoài. Với trường hợp này phổ biến nhất là sử dụng các loại sơn chống thấm pha xi măng, hóa chất chống thấm,…
4.3 Chống thấm ngược tường nhà liền kề
Phương pháp này ở dạng chống cháy vì chi phí thi công cao cũng như hiệu quả về lâu dài không bằng các phương pháp trên. Tuy nhiên cũng là biện pháp chống thấm cho tường nhà đáng lưu tâm.
5. Chống thấm tường phía trong nhà
Công trình xây dựng, nhà hay tòa văn phòng, chung cư sau khi đi vào sử dụng lâu ngày dễ xẩy ra hiện tượng thấm dột ẩm mốc do quá trình thi công chống thấm có vấn đề. Nguyên nhân có thể đến từ nhiều phía :
– Nước thấm vào do tường bị rạn nứt hoặc chất lượng vật liệu kém gây thấm vào trong.
– Thấm nước mưa do tường ngoài tô trét chống thấm không kĩ, nhất là đoạn khe tiếp giáp…
Phương pháp chống thấm bằng Sikatop seal 107 & Quy trình chống thấm
Bước 1: Làm ẩm bề mặt bê tông, tường nhà
– Dùng nước tưới lên bề mặt tường để làm bão hòa bề mặt tạo độ ẩm cho bề mặt nhưng tránh để đọng nước trên bề mặt
Bước 2:
– Cho từ từ thành phần A bột màu xám vào thành phần B theo tỉ lệ 1:4. Sau đó dùng khoan trộn điện tốc độ thấp quấy đều từ 3 – 5 phút.
– Lớp thứ nhất dùng chổi hoặc bay quét đều lên bề mặt bê tông chống thấm với mật độ tiêu thụ 2 kg/m2/lớp.
– Lớp thứ hai và thứ ba tiến hành quét tương tự như lớp thứ nhất thời gian khoảng cách thời gian để quét mỗi lớp là sau 3 – 4 giờ (đảm bảo bề mặt đã khô nhưng vẫn còn dính)
– Dùng bay hoàn thiện bề mặt và dùng xốp làm đẹp bề mặt.
Bước 3:
– Thi công kết nối bằng Sika Latex/ Sika Latex TH
6. Cách chống thấm tường ngoài trời
Chống thấm ngay từ ban đầu, từ bên ngoài sẻ bảo vệ được tốt hơn kết cấu của tường nhà, làm giảm bớt tác hại từ bên ngoài lên bề mặt tường nhà.
+ Nếu tường nhà được chống thấm từ bên ngoài
- Ngăn ngừa được nước xâm nhập qua kẻ hở tường
- Sử dụng sơn chống thấm chuyên dụng, sơn ngoại thất ngoài trời có chức năng chống thấm cao để chống thấm còn tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
- Phòng chống nấm mốc và rêu mốc phát triển.
- Làm giảm nguy cơ làm hỏng các thiết bị nằm phía trong bức tường và những đồ đạc đặt gần bức tường.
+ Chuẩn bị trước khi thi công
+ Xử lý bề mặt trước khi thi công làm sạch hết bụi bẩn, tạo độ bám tốt nhất cho chống thấm
+ Làm bề mặt thi công phẳng, bả vá kỹ tại những vị trí bị rỗ (nếu có)
+ Đối với các vết nứt lớn phải được trám lại bằng vữa có sử dụng phụ gia chống thấm.
+ Tạo độ ẩm bề mặt trước khi thi công theo tiêu chuẩn độ ẩm dưới 16%
+ Quy tình thi công chống thấm tường ngoài trời
Sử dụng vật liệu chống thấm ngoài trời như sơn chống thấm, tôn chống thấm. Sơn chống thấm đa số được sử dụng vì độ thẩm mỹ thực hiện đúng quy trình nhà sản xuất ghi rỏ trên thùng chống thấm hoặc bao bì. Ngoài ra phương pháp bọc phủ chống thấm composite frp cũng rất hiệu quả.
7.Chống thấm ngược cho tường nhà
Trường hợp không thể tiến hành chống thấm khe tiếp giáp giữa 2 nhà từ khi xây mới. Thì phương pháp chống thấm ngược sẽ được coi là phương pháp nên được cân nhắc.
Với nhà mới xây thì khi xây gạch xong, không trát tường mà tiến hành chống thấm ngược luôn.
Đối với nhà cũ bị thấm phải đục bỏ phần tường phía trong. Sau đó xử lý các vết nứt tường và đến chống thấm ngược rồi trát lại mới đạt được hiệu quả cao nhất.
Các bước tiến hành thi công chống thấm ngược như sau:
Bước 1: Sử dụng phụ gia sika chống thấm như sika latex hoặc Sika Latex TH làm chất kết nối.
Bước 2: Sử dụng dung dịch chống thấm dạng tinh thể Water Seal DPC phun 2 lớp để chống thấm. Mỗi lớp cách nhau 4-5 tiếng.
Bước 3: Đợi 2-3 ngày để chất chống thấm Water Seal DPC khô hoàn toàn. Tiến hành kiểm tra nếu nước vẫn thấm thì tiến hành quét lại. Nếu đạt tiêu chuẩn thì chúng ta sang bước 4.
Bước 4: Trát lớp vữa hoàn thiện và tiến hành quy trình sơn nhằm tạo thẩm mỹ cho tường.
8. Cách chống thấm tường nhà bị nứt
Tường nhà bị nứt khiến cho việc thấm dột diễn ra dễ dàng. Nếu không xử lý vết nứt và tiến hành chống thấm kịp thời sẽ khiến cho công trình xuống cấp nhanh chóng.
Nguyên nhân gây ra nứt tường có thể do: Trát vữa ko đều, trát khi tường khô hoặc cũng có thể do nền hay móng bị lún…
Quy trình chống thấm tường nhà bị nứt (2 thành phần kova)
+ Chuẩn bị bề mặt
- Đánh nhám toàn bộ bề mặt tường bị nứt: Thủ công dùng đá mai hoặc dùng máy chà nhám.
- Dùng máy áp lực: có thể là áp lực hơi hoặc áp lực nước làm sạch bề mặt để lộ rõ vết nứt dăm hay nứt chân chim.
- Bề mặt tường trước thi công cần phải có một độ ẩm nhất định đảm bảo cho vật liệu chống thấm không “chết” quá nhanh
- Đối với bề mặt cũ bị phân hóa, cần loại bỏ những màng sơn cũ bằng dụng cụ thích hợp trước khi thi công.
- Đảm bảo cho bề mặt sơn phải sạch, khô, không có tạp chất làm giảm độ bám dính như: bụi, dầu mỡ hay sáp.
+ Tiến hành thi công chống thấm nứt tường
Pha sơn chống thấm Kova 2 thành phần:
Pha sơn chống thấm theo tỷ lệ: 1L nước: 2kg xi măng: 2kg sơn chống thấm
Lưu ý: Lưu ý: Trộn kỹ trước hỗn hợp xi măng và nước. Sau đó trộn đều hỗn hợp xi măng và nước với sơn chống thấm pha xi măng. Hỗn hợp sau khi pha trộn phải sử dụng hết trong vòng 4 giờ.
+ Cách thi công:
Sử dụng chổi (quét xi măng chống thấm), Ru lô lăn sơn, Máy phun sơn
Thi công theo phương pháp chống thấm lăn đều:
+ Lớp 1 lăn sơn chống thấm theo chiều dọc thẳng đứng của bức tường
+ Lớp 2 thi công cả chiều ngang và chiều dọc để sơn chống thấm phủ kín trên bề mặt
Khoảng cách thời gian chờ giữ 2 lớp sơn chống thấm tối thiểu là 1 giờ.
3 Loại Vật Liệu Tốt Nhất Cho Thi Công Chống Thấm Tường Nhà
Hiện nay có nhiều vật liệu chống thấm tường nhà đến từ những tập đoàn hóa chất công nghiệp lớn. Hiệu quả mang lại là triệt để, tùy thuộc một phần vào đơn vị thi công chống thấm chuyên nghiệp hay không.
Sơn chống thấm tường nhà ngoài trời
Sơn chống thấm cũng được sử dụng khá phổ biến cho việc thi công chống thấm tường nhà , văn phòng, chung cư vì hiệu quả cũng như giá thành hợp lý mà nó mang lại. Ngoài việc đảm bảo hiệu quả chống thấm cao mà còn tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn.
Các hãng sơn chống thấm nổi tiếng có thể kể đến như : Sika , Jotun, Dulux, Kova….
Chống thầm tường nhà bằng sika chống thấm
Sika hiện đã là sản phẩm nổi tiếng của tập đoàn Sika AG Thụy Sỹ được ứng dụng rộng khắp từ công trình dân dụng tới công nghiệp. Sika chống thấm tường nhà có nhiều ưu điểm như :
– Thời gian sử dụng lâu dài, Thông dụng với nhiều bề mặt chất liệu khác nhau, Thành phần của bột sika chống thấm tường không chứa những hợp chất có độc hại. Nhờ tính năng này khiến cho người sử dụng khá yên tâm về vấn đề sức khỏe.…
– Khả năng bám dính và độ đàn hồi cao, Sử dụng sika cách xử lý tường bị nứt ẩm mốc, giúp tường nhà ngăn cản những vết nứt. Không những thế nó còn giúp tăng cường sự liên kết cải thiện vết nứt cho tường.
– Nguyên liệu gần giống với xi măng polymer cải tiến. Loại keo chống thấm tường thường được dùng tại các vách xông, ban công và sân thượng. Những loại này hầu như không cần dùng bọt bả giúp tiết kiệm chi phí.
Keo chống thấm tường
Keo chống thấm tường cũng được sử dụng vì mỗi loại có những ưu điểm riêng biệt. Chúng hỗ trợ rất tốt cách xử lý tường bị ẩm mốc các vết nứt và chống thấm.
Hiện nay có nhiều vật liệu chống thấm tường nhà cũng như tùy tình trạng cụ thể của công trình mà sẽ có các biện pháp thi công chống thấm tường nhà khác nhau. Do đó bảng báo giá dịch vụ thi công chống thấm tường nhà cụ thể sẽ được Sàn Công Nghệ Đà Lạt đưa ra sau khi khảo sát hiện trạng thực tế.
Hãy liên hệ Hotline: 0865.933.445 để có được thông tin tư vấn cụ thể hơn quý khách nhé