0865.933.445

Khi nào cần vệ sinh đệm?

Nếu xuất hiện các vết bẩn đặc thù như sau thì bạn cần vệ sinh nệm ngay và tránh để lâu vì sẽ khó xử lý.

  • Vết nước tiểu trẻ em, thú cưng
  • Vết đồ uống, mực bị đổ ra
  • Vết nấm mốc
  • Vết loang lổ
  • Vết bẩn lâu ngày
  • Mùi hôi khó chịu

Nệm bẩn chưa được xử lý

Cách xử lý các loại vết bẩn trên đệm

 

Vết son trên đệm

Để xử lý vết son dính trên đệm bạn nên dùng nước tẩy trang thấm lên bông tẩy trang hoặc tăm bông sau đó lau trên bề mặt vết son dính. Tuy nhiên nếu vết son quá đậm và đã dính lâu ngày thì bạn nên dùng cồn pha loãng để hiệu quả xử lý cao hơn.

Vết sơn trên đệm

Vết sơn dính trên ghế đệm được xem là một trong các vết bẩn khó xử lý. Vì sơn sau khi dính sẽ trở nên khô cứng và dính chặt vào đệm. Để tẩy đi vết sơn trên đệm chúng ta có thể dùng xăng zippo, dung môi pha sơn hoặc axeton. Dùng tăm bông thấm một trong 3 dung dịch nói trên  vị trí dính sơn. Đợi cho vết sơn mềm ra và lau đi là xong. Lưu ý, chỉ nên thấm nhẹ vào vết sơn, không để dính lây ra đệm quá nhiều rất dễ làm bạc màu hoặc mủn đệm.

Vết nấm mốc trên đệm

Đối với các vết nấm mốc do đồ ăn thức uống rơi vãi,… muốn làm sạch bạn nên làm sạch nệm bằng khăn ướt trước. Sau đó, vệ sinh lại bằng giấm trắng hoặc rượu. Những chất này có độ tẩy nhẹ và kháng khuẩn sẽ giúp loại bỏ mầm mống của nấm mốc trên bề mặt đệm. Cuối cùng, dùng một tấm vải sạch lau lại bằng nước và lau khô đệm. Lưu ý, không nên lau qua mạnh tay hay dùng rượu có độ cồn quá cao có thể làm ảnh hưởng tới màu của bề mặt đệm.

Vết mồ hôi trên đệm

Muốn làm sạch vết mồ hôi, đầu tiên chúng ta cần thấm ướt khăn khô với nước ấm và lau những phần có mồ hôi dính vào. Sau đó dùng một ít chất làm sạch trung tính phun nhẹ lên bề mặt chỗ bẩn và lau nhẹ bằng khăn ẩm để loại bỏ các vết bẩn một cách sạch sẽ. 

                                                     Giặt đệm tại nhà Hoàn Mỹ Đà Lạt

Lưu ý, cần phải để đệm khô hoàn toàn, nếu không sẽ dễ gây ra hiện tượng ẩm mốc và mùi hôi còn khó chịu hơn trước khi chưa vệ sinh.

Vết rỉ sắt trên đệm

Vết rỉ sắt khi dính vào đệm sẽ gây nên những đốm màu vàng đậm hoặc nâu gây mất thẩm mỹ và bẩn đệm. Để xử lý các vết rỉ sắt này chúng ta có thể dùng chanh tươi và muối. Pha hỗn hợp muối cùng với nước cốt chanh theo tỷ lệ 1:2. Hoà tan muối cho tan hết trong nước cốt chanh sau đó dùng khăn thấm vào dung dịch trên và chà lên vết rỉ sắt. Nếu vết rỉ sắt quá đậm và lớn thì bạn có thể dùng tăm bông để thấm trực tiếp hỗn hợp lên vết rỉ trên ghế và dùng khăn để chà. Sau đó dùng khăn sạch thấm nước ấm vắt ráo và lau lại đệm. Như vậy là chúng ta đã loại bỏ được vết rỉ sắt trên đệm hiệu quả.

Vết máu trên đệm

Trong quá trình sử dụng do vết thương hoặc kinh nguyệt ở phụ nữ có thể làm đệm bị dính máu. Các vết máu vừa gây nên mùi vừa thu hút các loại ruồi, gián. Nếu để lâu vết máu sẽ rất khó vệ sinh, do vậy khi nệm bị dính máu chúng ta nên xử lý ngay.

Baking soda được lựa chọn để dùng trong trường hợp này. Để xử lý sạch vết máu trên đệm bạn cần hòa tan baking soda vào nước lạnh theo tỉ lệ 1:2 để tạo thành dung dịch. Sau đó dùng khăn hoặc vải mềm thấm dung dịch đã pha và áp tại vị trí có vết máu. Cuối cùng dùng khăn ẩm và khăn khô lần lượt lau sạch đệm để đảm bảo ghế được khô ráo không gây ẩm mốc.

Bạn cũng có thể sử dụng cồn hoặc oxy già thấm vào vết máu sau đó lau lại bằng khăn sạch để tẩy hoàn toàn vết máu và khử mùi hôi trên đệm.

Vết keo trên đệm

Trong trường hợp đệm bị dính keo bạn có thể sử dụng cồn hoặc axeton thấm trực tiếp vào vị trí vết keo. Đợi keo rã ra và lau lại bằng khăn sạch.

Nước tẩy sơn móng tay cũng có thể áp dụng trong trường hợp này. Tương tự cồn bạn cũng thấm trực tiếp nước tẩy sơn móng tay vào vết keo và lau lại bằng khăn sạch.

Bã kẹo cao su trên đệm

Để xử lý bã kẹo cao su trên đệm, bạn nên sử dụng miếng vải sạch màu trắng cho vài viên đá vào, sau đó để lên chỗ dính kẹo cao su. Đá sẽ giúp làm đông lớp kẹo cao su lại chúng ta có thể dễ dàng lấy tay cạy nhẹ để lấy kẹo ra khỏi vết dính. Nếu vết dính nhỏ bạn có thể để chúng tự sạch, còn với những vết dính lớn sau khi lấy kẹo ra bạn cần phải sử dụng dung dịch làm sạch.

Vết chè, cà phê, sữa, rượu vang trên đệm

Muốn xử lý vết nước chè, cà phê, sữa, rượu vang trên đệm bạn nên dùng khăn trắng tẩm rượu trắng rồi chấm nhẹ nhàng xung quanh vết bẩn. Sau đó tiếp tục trộn cồn và giấm trắng với tỉ lệ bằng nhau chấm vào vết bẩn. Cuối cùng dùng khăn ướt vệ sinh sạch sẽ rồi dùng khăn khô lau lại.

Vết thức ăn, tương, nước mắm, dầu mỡ trên đệm

Thức ăn đồ uống dính trên đệm đã lâu ngày và xuất hiện vết loang màu. Lúc này bạn nên dùng khăn ẩm lau đi lau lại nhiều lần. Có thể dùng thêm dấm hoặc rượu để lau nhẹ sẽ giúp nhanh sạch hơn và đánh bay mùi hôi. Ngoài rượu và giấm thì bạn có thể sử dụng bột baking soda hoặc dung dịch làm sạch sofa chuyên dụng. Rắc bột baking soda lên chỗ bị bám dính thức ăn, dầu mỡ… trên bề mặt đệm. Đợi vài giờ sau lớp bẩn sẽ bám vào bột baking soda bạn có thể dễ dàng dùng khăn ướt lau sạch và lau lại với khăn khô.

Vết nôn trên đệm

Đối với vết nôn trên đệm, trước tiên chúng ta cũng phải lau sạch vết nôn. Sau đó pha dung dịch gồm giấm trắng và nước ấm thấm vào vết nôn và dùng bàn chải chà nhẹ hoặc dùng khăn lau. Thực hiện lặp lại nhiều lần cho đến khi vết nôn sạch hoàn toàn.

  Vết nước tiểu trên đệm

Khi giặt đệm bị dính nước tiểu, đầu tiên bạn hãy dùng khăn giấy để thấm hút nước trên bề mặt ghế (lưu ý chỉ thấm nhẹ trên bề mặt tránh chà mạnh sẽ làm nước tiểu thấm sau vào trong đệm). Thấm giấy liên tục cho đến khi ráo hết nước tiểu. Pha dung dịch gồm giấm trắng và nước theo tỷ lệ 1:4 vào chậu hoặc bình xịt. Xịt đẫm dung dịch vừa pha lên vị trí bị dính nước tiểu. Giấm sẽ trung hòa amoniac trong nước tiểu giúp khử mùi hôi. Tiếp theo dùng miếng bọt biển để cọ xát trên bề mặt vết bẩn để làm sạch. Cọ xát đến khi vết nước tiểu sạch hẳn và rắc bột baking soda lên trên bề mặt, để qua đêm. Cuối cùng dùng máy hút bụi hút sạch bột baking soda để loại bỏ hoàn toàn vết bẩn. 

Vết bút bi trên đệm

Bạn có thể sử dụng nước chanh tươi hoặc cồn nhỏ lên vết bút bi sau đó sử dụng giấy để thấm hút vết bẩn. Hoặc bạn có thể dùng nước rửa móng tay nhỏ lên chỗ dính mực bút bi sẽ giúp vết mực nhanh được tẩy sạch.

Vết bút mực, bút dạ trên đệm

Khi đệm bị vết bút mực, bút dạ bạn hãy nhanh chóng dùng khăn ướt lau qua để loại bỏ phần dơ chưa thấm sâu vào lớp vải. Tiếp đó, sử dụng cồn 70 độ để tẩy sạch vết bẩn, đây là cách tẩy vết mực trên đệm nhanh nhất. Lưu ý, cồn có tác dụng phụ làm phai màu nên bạn cần chọn khăn lau có màu trắng và pha loãng cồn với nước để tránh tình trạng bị loang màu bề mặt đệm. Lau vài lần cho đến khi sạch vết bẩn rồi lau lại bằng khăn sạch khô và để khô tự nhiên.

Những lưu ý khi tự vệ sinh đệm tại nhà

 

  • Sấy khô: 

Khi xử lý bất kỳ vết bẩn nào đệm, thì yêu cầu cuối cùng vẫn phải là sấy khô, bạn có thể dùng điều hòa máy sấy hoặc quạt để sấy. Điều này sẽ giúp cho nấm mốc và mùi hôi không phát triển được.

  • Mức độ xử lý:

Các cách xử lý trên áp dụng ngay khi vết bẩn vừa xảy ra, nếu vết bẩn quá lâu, bạn tự xử lý nhưng không thấy hết hẳn, thì nên dừng lại ngay vì có thể gây bục và hỏng vải nếu bạn vẫn tiếp tục.

  • Chất tẩy:

Khi sử dụng nước giặt hoặc chất tẩy để xử lý tại nhà, hãy dùng máy hút bụi cầm tay để hút hoặc khăn ẩm để thấm, đảm bảo là sẽ không có tồn dư dung dịch trong đệm của bạn. Điều này giúp đệm của bạn được bền hơn và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình bạn.

Khi nào cần phải gọi đội vệ sinh đệm chuyên nghiệp

Theo nghiên cứu của các chuyên gia về sức khỏe thì những vật dụng như sofa-thảm-nệm cần được vệ sinh hàng ngày. Bên cạnh đó thì trung bình từ 3- 6 tháng là thời điểm cần thiết để vệ sinh các vật dụng này 1 cách chuyên sâu. Có những vết bẩn bạn có thể tự vệ sinh tại nhà, tuy nhiên nếu đệm nhà bạn có những triệu chứng này thì không nên tự vệ sinh tại nhà mà hãy gọi đội vệ sinh chuyên nghiệp nhé.

Vệ sinh nệm bằng hơi nước nóng

Khi bị mẩn ngứaBạn vẫn thay chăn ga đệm hàng ngày nhưng da vẫn bị mẩn ngứa không rõ nguyên nhân, thì phải nhanh chống gọi ngay đội vệ sinh chuyên nghiệp nhé. Vì khả năng cao là đệm nhà bạn đã bị những con bọ rệp, mạc bụi… gây ngứa làm tổ rồi.

Đệm có mùi hôi

Như chúng ta đã biết đệm là nơi cuối ngày ta ngả lưng để nghỉ ngơi và thư giãn. Sử dung lâu đệm sẽ là nơi lý tưởng cho vi khuẩn phát triển . Và ngoài những yếu tố vết bẩn, ta còn hay gặp là hiện tượng ghế đệm có mùi hôi. Các nguyên nhân chủ yếu khi đệm có mùi hôi:

  • Mùi khai do em bé và thú cưng tè trên đệm: 

Những gia đình có trẻ em hay có nuôi thú cưng rất thường xuyên gặp phải tình trạng này. Bé đang chơi đùa thì tè dầm lên đệm, thú cưng vừa đi vệ sinh còn dính dưới chân đã trèo lên đệm hay thú cưng tắm xong chưa sấy khô đã lên đệm  làm đệm ẩm ướt và có mùi hôi.

  • Mùi hôi do thức ăn, đồ uống bám vào: 

Bạn ngồi ăn uống làm đổ thức ăn, đồ uống vào, nếu không được xử lý sạch sẽ dẫn đến hiện tượng đệm có mùi hôi.

  • Mùi hôi xuất phát từ cơ thể con người: 

Sau khi vận động, cơ thể ướt đẫm mồ hôi, hay bạn vừa tắm xong chưa kịp lau khô đã nằm lên đệm cũng là nguyên nhân làm đệm bị hôi.

  • Mùi hôi do ẩm mốc: 

Thời tiết ẩm ướt, độ ẩm quá cao hay không khí bị ô nhiễm là điều kiện để các vi khuẩn sinh sôi, phát triển và  bám vào đệm gây ra những mùi hôi khó chịu.

Đệm bị ẩm ướt

Khi đệm nhà bạn bị ướt do ngấm nước mưa, hay vô tình bị đổ nước, rượu, sữa, hay em bé tè lên  nhưng khổng thể xử lý sạch được. Chắc chắn bạn phải cần đến đội ngũ vệ sinh chuyên nghiệp để xử lý cho mình

Đệm bị dính các vết bẩn loang lổ mất thẩm mỹ

Các vết loang lổ ố vàng trên đệm, những vết mốc lấm tấm, loang màu do đổ rượu hay dính máu….  tất tần tật những vết bẩn bạn không thể tự xử lý, đọng lại trên đệm làm cho đệm nhà bạn loang lổ, mất thẩm mỹ

Hoàn Mỹ Đà Lạt với Giải pháp giặt khô, hút sâu kết hợp xử lý bằng hơi nước nóng bằng sản phẩm tiên tiến nhất của Đức hoàn toàn làm sạch Nệm, Thảm, Sofa, giúp bảo vệ sức khỏe cả gia đình bạn.

Gọi Hotline: 0865933445 để được Vệ sinh nệm tận nơi nhé!