Sơn Epoxy là một vật liệu rất được sử dụng phổ biến trong công nghiệp xây dựng hiện nay. Thi công Sơn Epoxy thường được áp dụng cho nền sàn nhà xưởng, tầng hầm chung cư, showroom cũng như nền sàn nhà máy. Nó có tính bám dính và chống các tác động môi trường tốt nên có thể bảo vệ bề mặt sàn bê tông rất tốt, làm tăng tuổi thọ công trình.
Epoxy là hợp chất hữu cơ gốc nhựa composite, có những tính chất cơ lý đặc biệt, kháng môi trường hơn hẳn các gốc nhựa khác. Là loại nhựa được sử dụng nhiều nhất trong các chi tiết máy bay, tàu thủy, giàn khoan. Gốc nhựa Epoxy không có nhóm ester vì vậy có tính chất kết dính và khả năng kháng nước tuyệt vời.
Sơn Epoxy là loại sơn bao gồm 2 thành phần A và B, thông thường được trộn theo tỉ lệ 4:1. Thành phần A chủ yếu là Epoxy được phối trộn với các hạt tạo màu siêu mịn, các chất gia cường, chất hoạt động bề mặt, dung môi, phụ gia… Mục đích là để Epoxy có màu sắc và có thể sơn được. Thành phần B là chất đóng rắn như đã đề cập ở trên, khi pha trộn với thành phần A chúng tạo ra các liên kết thật sự bền vững trong mạng lưới các phân tử Epoxy tạo nên sơn epoxy. Điều này làm nên đặc tính bám dính và bảo vệ sàn bê tông trong nền nhà xưởng, nhà máy, showroom, tầng hầm chung cư rất tốt.
Ưu điểm của dịch vụ thi công sơn Epoxy
Sơn Epoxy được biết đến với đặc tính bám dính tuyệt hảo, khả năng chống lại tác động của nhiệt và hóa chất, các đặc tính cơ học và đặc tính cách điện tuyệt vời. Vì vậy không có gì kì lạ khi sơn Epoxy nhanh chóng được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp chất phủ bề mặt (coatings).
Thi Công Sơn epoxy được ứng dụng rất rộng rãi, bao gồm : Thi Công Sơn sàn epoxy, sơn chống rỉ epoxy, sơn phủ epoxy, sơn nền nhà xưởng epoxy, sơn chống thấm, sơm bồn chứa epoxy…
Dùng được trên nhiều vật liệu
Sơn epoxy được tạo ra để phục vụ cho nhiều vật liệu kết cấu và đặc biệt là kim loại và bê tông.
- Với vật liệu bê tông (tường – trần, sàn): Sẽ có các dòng sơn epoxy hệ dung môi hoặc không sử dụng dung môi như: sơn epoxy tự san phẳng, sơn epoxy gốc pu,…
- Với kim loại (sắt thép, nhôm,…): sẽ có các loại như: sơn chống rỉ epoxy cho sắt thép thông thường, sơn thép mạ kẽm, sơn bổ sung kẽm cho sắt thép (sơn tàu biển)…..
Có 1 sự thật là màu sắc sơn sàn epoxy tạo sự thu hút rất lớn. Điều đó được lý giải bởi sự đa dạng về màu sắc, độ sáng bóng cao hoặc bóng mờ tùy theo sự điều chỉnh, tạo sự hài hòa tương phản, dễ dàng kết hợp với nhiều yếu tố khác nhau như: trang trí, cảnh báo, nhận diện khu vực,…
Chịu được nhiều loại hóa chất khác nhau
Sơn nền epoxy chống axit, bazo hay nhiều hóa chất khác là những tính năng chính. Sơn sàn epoxy có thể đáp ứng được trong các nhà máy sản xuất và chế biến.
Khả năng chống ăn mòn cực tốt
Chống ăn mòn, mài mòn là những đặc tính cơ bản của thi công sơn epoxy cho bề mặt kim loại và sàn bê tông. Với tính năng cơ học có màng sơn độ dai, cứng và rất chắc cùng khả năng chịu được nhiều loại hóa chất tùy theo từng dòng và sự tác động của môi trường.
Đáp ứng được các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế
TCVN 9014: 2011
TCVN 8789:2011 về sơn bảo vệ kết cấu thép – yêu cầu kĩ thuật và phương pháp thử.
Đáp ứng các tiêu chuẩn GMP – WHO của sơn epoxy hệ đổ không dung môi trong lĩnh vực sản xuất dược – mỹ phẩm.
Đạt tiêu chuẩn HACCP trong sản xuất, chế biến và bảo quản thực phẩm, nông sản.
Các loại Sơn Epoxy
Phân loại thành phần cấu tạo: gồm sơn epoxy gốc nước và gốc dầu( gốc dung môi):
Sự khác nhau căn bản giữa 2 loại này là thành phần cấu tạo nên nó. Hệ gốc nước thì an toàn cho người sử dụng và thi công. Hệ gốc dung môi độc hại hơn, nhưng độ bóng và độ bám dính tốt hơn nhiều sơn với gốc nước. Một số nhà thầu quảng cáo sơn sàn epoxy gốc nước có thể sơn được trên bề mặt ẩm ướt mà không cần lớp chống ẩm từ dưới lên hoặc trong ra.
Phân loại theo chức năng: Sơn epoxy có 2 dạng cơ bản đó là hệ epoxy lớp mỏng( thi công bằng ru lô hoặc phun), mỗi lớp dày tối đa là 0.05 mm(50µm). Hệ epoxy lớp dày hay hệ sơn sàn epoxy tư san phẳng, tự căn bằng( thi công bằng bàn cao răng cưa) chỉ sử dụng cho bề mặt phẳng. Sơn theo chiều dày khác nhau tùy vào mục đích sử dụng và tiềm lực tài chính, độ dày chuẩn nhất là 3mm(3000µm).
Theo cách phân loại thì sơn sàn epoxy được sử dụng nhiều cho những bề mặt cần có khả năng chịu tải trọng, chịu va đập hay mài mòn.
Trên thực tế thị trường hiện nay, thông dụng nhất là 3 loại sơn Epoxy:
+ Sơn Epoxy không dung môi.
+ Sơn Epoxy gốc dung môi.
+ Sơn Epoxy gốc nước.
Mỗi dòng sơn này đều có những đặc tính và cách thức ứng dụng phù hợp với các điều kiện thực tế riêng, nhưng nhìn chung đều có các tiêu chí cơ bản về tính chống chịu cơ lý, hóa học từ tốt đến rất tốt.
Sơn Epoxy gốc dung môi
Sơn nền epoxy dung môi dầu (gốc dầu) là sản phẩm thời kì đầu khi sơn nền Epoxy mới được biết đến tại Việt Nam. Sơn nền Epoxy gốc dầu thời kì năm 2000 đều phải thông qua nhập khẩu, các nhà cung cấp cũng sản xuất rất hạn chế theo đơn đặt hàng và theo yêu cầu kỹ thuật của khách hàng.
Ưu điểm của sơn sàn Epoxy gốc dầu: Bề mặt chai cứng, chịu va đập, chịu được ăn mòn axit nồng độ nhẹ…
Các nhược điểm của sơn nền Epoxy gốc dầu:
+ Địa hình thi công bị hạn chế. Không thi công được trong môi trường có bề mặt ẩm hoặc độ ẩm không khí cao.
+ Môi trường thi công, sử dụng trở nên độc hại do có chứa dầu là dung môi bay hơi.
+ Đặc biệt đối với khí hậu miền Bắc có 4 mùa khác nhau, nền nhiệt và độ ẩm trong năm thay đổi lớn. Hệ số giãn nở không phù hợp dẫn đến gây nứt, gẫy bề mặt màng sơn
Sơn Epoxy gốc nước
Sơn sàn Epoxy gốc nước được phát triển, ra đời sau sơn gốc dầu. Nhờ vào các cải tiến khoa học kỹ thuật hiện đại, sơn sàn Epoxy gốc nước đạt được các tính năng tạo mặt chai cứng, chịu va đập, chịu được ăn mòn axit nồng độ nhẹ… như sơn gốc dầu nhưng khắc phục cải tiến các nhược điểm của sơn sàn Epoxy gốc dầu.
Sơn sàn Epoxy gốc nước sử dụng dung môi là nước, không độc hại, thân thiện với môi trường. Đây là ưu điểm cho phép sơn nền Epoxy gốc nước đang dần thay thế hoàn toàn sơn gốc dầu. Sơn sàn Epoxy gốc nước trở thành vật liệu sơn sàn chính trong các khu vực có yêu cầu vệ sinh cao như nhà máy thực phẩm, bệnh viện, bể bơi…
Những cải tiến vượt trội trong sơn nền Epoxy gốc nước:
+ Xảy ra phản ứng hóa học hoàn toàn trong quá trình trộn và bay hơi. Vì vậy, sơn nền Epoxy gốc nước ít xảy ra sự cố hơn so với gốc dầu và có thời gian sử dụng lâu dài hơn.
+ Chất lượng sơn được thiết kế phù hợp với khí hậu nhiệt đới 4 mùa.
+ Khả năng khô (đóng rắn) tốt trong môi trường ẩm. Sơn sàn Epoxy gốc nước mở rộng các điều kiện, địa hình thi công hơn rất nhiều so với sơn sàn Epoxy gốc dầu, như thành vách hầm đường bộ, các hạng mục kết cấu bê tông các công trình thủy điện.
+ An toàn cao trong thi công và thân thiện với môi trường trong sử dụng.
Sơn Epoxy không dung môi
Sơn Epoxy không dung môi hay còn gọi là sơn nền Epoxy tự phẳng. Dạng sơn Epoxy này không chứa hàm lượng dung môi bay hơi, hoạt động dựa trên nguyên lý tự cân bằng dòng, vì vậy dễ dàng che lấp khuyết điểm trên mặt sàn.
Khi được sơn, sơn nền Epoxy tự phẳng có độ dày lớn, trung bình khoảng 3 mm trong khi đó Epoxy có dung môi gốc nước và gốc dầu có độ dày trung bình 0,1 mm. Sơn nền Epoxy tự phẳng có những tính năng tương đối vượt trội so với hai dòng còn lại.
Dòng sơn nền Epoxy tự phẳng ngoài những tính năng như chịu ăn mòn axit, kháng khuẩn, chống thấm nước, thấm dầu… Ưu điểm của dòng sơn này là có màng sơn dày, liên kết bền vững, bề mặt sơn nền Epoxy tự phẳng chịu ứng lực rất tốt, có thể cho phép xe nâng dưới 16 tấn di chuyển trên bề mặt trong điều kiện tiêu chuẩn.
Ứng dụng thực tế của sơn epoxy
Sơn epoxy sàn nhà xưởng
Ưu điểm của việc sử dụng thi công sơn sàn epoxy nhà xưởng:
Việc bạn sử dụng loại sơn này thi công sơn epoxy nền nhà xưởng có thể giúp bảo vệ bề mặt sàn bê tông, khả năng kháng trầy xước, mài mòn và chịu áp lực cao; đảm bảo tính thẩm mỹ, bằng phẳng và sáng bóng cho nền xưởng.
Ngoài ra, khi sử dụng loại sơn này còn giúp đảm bảo sàn không bị bám bụi bẩn, dầu mỡ, chống nấm mốc và kháng khuẩn. Không chỉ vậy, bạn cũng sẽ không cần phải tốn quá nhiều thời gian thi công, tính ổn định cao và ít phải sửa chữa quá nhiều nên bạn có thể tiết kiệm chi phí hiệu quả.
Thi công Sơn nền epoxy cho sàn bê tông( sơn nền nhà xưởng, nhà kho, tầng hầm…) : Sau khi người ta đổ bê tông xong, đợi 28 ngày bê tông khô hẳn(bê tông đạt cường độ và hơi nước trong bê tông bay hết) thì người ta tiến hành sơn phủ epoxy, nếu sàn bê tông bị hơi ẩm(≥5%) từ dưới lên thì bắt buộc phải chống ẩm trước rồi mới sơn sàn epoxy lên, nhược điểm duy nhất mà sơn nền epoxy mắc phải là bị bung sơn nếu gặp hơi ẩm từ trong ra hoặc từ dưới lên( kể cả hệ gốc nước và gốc dung môi).
Trên thị trường hiện nay có 2 loại chống ẩm hiệu quả nhất và được nhà thầu ưa chuộng đó là Epocem 75(Sika), Chống thấm CT11A(Kova), 2 lớp này vừa có chức năng chống thẩm thấu ngược và thay thế lớp sơn lót epoxy luôn, chỉ cần sơn nền epoxy hoàn thiện trên bề mặt đã chống ẩm…
Sơn epoxy tĩnh điện cho kết cấu sắt thép
Ưu điểm của sơn epoxy cho kết cấu thép, thép không rỉ, nhôm:
Sơn epoxy có tác dụng bảo vệ kết cấu bên trong chống lại sự ăn mòn oxy hoá của môi trường xung quanh làm tăng tuổi thọ của kết cấu cần bảo vệ. Chúng có tác dụng bảo vệ và trang trí cho bề mặt kết cấu thép, thép mạ kẽm, thép không rỉ và nhôm.
Sơn epoxy có ưu điểm là bảo vệ rất tốt các kết cấu trong mọi điều kiện môi trường ăn mòn cao, chính vì vậy chúng được sử dụng rộng rãi trong các nhành công nghiệp đóng tầu, lọc hoá dầu, kết cấu thép, nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện…
Sơn epoxy có đa dạng mầu sắc vì vậy chúng được sử dụng trang trí cho các cấu kiện, các con tầu, các nhà máy.
Bao gồm sàn thép, khung kèo thép, tàu biển, máy móc): Những công trình đòi hỏi độ bề cao, khả năng chịu thời tiết, chịu nước mặn, chịu va đạp thì phải sử dụng epoxy 2 thành phần chứ không thể sử dụng sơn dầu Alkyd được, trước khi phủ lớp sơn hoàn thiện epoxy này lên thì phải sơn lót epoxy chống rỉ 2 thành phần trước, sau đó mới phủ hoàn thiện, đối với những bề mặt ngoài trời thì dùng sơn gốc urethane ( sơn polyurethane).
Sơn Epoxy kháng hóa chất
Loại sơn Epoxy này đóng vai trò như là một lớp Epoxy sửa chữa bề mặt hiệu quả. Với khả năng chống hóa chất tốt, tính vệ sinh cao, dễ lau chùi nên nó thường được lựa chọn để sử dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống.
Sơn này được dùng nhiều trong Bồn chứa hóa chất, khu hóa chất, bể xử lý nước thải hay những cơ sở sản xuất hóa chất các loại…
Sơn epoxy chống thấm
Dùng chống thẩm bể nước sạch, bể nước thải bằng bê tông hoặc bằng kim loại, bể chứa hóa chất…Ngoài ra sơn epoxy chống thấm còn dùng chống thấm cho sàn mái lộ thiên và không lộ thiên.
Đây là một chất tạo màng liên tục, gồm 2 loại sơn là sơn lót Epoxy chống thấm và sơn phủ Epoxy chống thấm. Loại sơn này thường được biết đến là có độ bền cao, độ bám dính tốt và tính thẩm mỹ vượt trội.
Sơn Epoxy chống thấm được sử dụng cho, hồ nước thải, hồ nước sinh hoạt, sơn mái của các tòa nhà, và các xưởng sản xuất nhờ có khả năng chống nước cao. Đồng thời, loại sơn này còn có tính đàn hồi cùng với sự giãn nở theo nhiệt độ. Nên nó không bị biến màu dưới tác động của ánh nắng mặt trời hay nhiệt độ cao.
Các hãng sơn epoxy nổi tiếng
Trên thị trường, sơn Epoxy được cung cấp bởi một số thương hiệu nổi tiếng như: KCC, Jotun, Nippon, Carboline, ChokWang… với các dung tích 1, 3, 4, 16, 18 lít… Người sử dụng có thể dễ dàng tìm được dòng sơn phù hợp với nhu cầu của mình.
Sơn Jotun
Sơn Epoxy Jotun là hãng sơn nổi tiếng nhất hiện nay. Sơn Jotun nhà xưởng bao gồm hai thành phần đó là chất rắn và dung môi. Hai thành phần này đã tạo nên một hỗn hợp sơn chất lượng mang đến cho sàn nhà xưởng vẻ đẹp đa màu sắc, bền bỉ, chống thấm tốt được nhiều đơn vị yêu thích sử dụng.
Sơn Kcc
Sơn Epoxy tự san phẳng KCC là hãng sơn được yêu thích bởi khả năng tự làm phẳng cho bề mặt, chịu nhiệt, dẻo dai và có tính kháng khuẩn tốt. Sản phẩm sơn Epoxy 2 thành phần này được sử dụng phổ biến. Epoxy KCC chiếm trên 60% thị phần.
Hãng sơn này bao gồm hai thành phần đó là nhựa cứng và chất đóng rắn có thể cải tạo nền nhà nhanh chóng và đạt hiệu quả cao nhất.
Sơn Seamaster
Sơn Seamaster là loại sơn nổi tiếng của Singapore được sử dụng phổ biến trên thị trường Việt Nam. Loại sơn này bao gồm nhiều sản phẩm có khả năng ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. Hãng sơn cho màu sơn tươi sáng, bền đẹp mà ít có hãng sơn nào có được.
Ngoài các loại sơn trên, thị trường còn rất nhiều các hãng sơn epoxy khác như epoxy đại bàng, KLC, kova, nanpao, rainbow, Hải âu, … Tùy theo đặc điểm nhà xưởng, mong muốn thi công sơn epoxy mà bạn có thể chọn lựa các hãng sơn khác nhau.
Định mức sơn Epoxy
Định mức thi công sơn Epoxy là gì? Định mức là mức sơn bạn cần sử dụng để sơn đủ 1m2 sàn nhà đạt chuẩn. Định mức lớn hay nhỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:
- Đối với các đơn vị có đội ngũ nhân công lành nghề, phương pháp thi công sơn epoxy tối ưu thì định mức sơn sẽ giảm đi và ngược lại.
- Thời tiết khí hậu thuận lợi, quá trình thi công sơn sàn Epoxy nhanh gọn thì định mức sơn tiêu hao cũng giảm nhanh.
- Bề mặt càng bằng phẳng, dễ sơn thì định mức sơn tiêu thụ cũng giảm được đáng kể.
- Tùy thuộc vào các loại sơn khác nhau định mức sơn cũng có sự thay đổi.
Dưới đây là 1 số định mức cơ bản bạn có thể tham khảo:
- Sơn lót Epoxy có định mức dao động từ 0,1 đến 0,125 kg/m2 có nghĩa là 1 cân sơn lót của Epoxy có thể lăn được 8 đến 10m2 sàn.
- Đối với sơn phủ, định mức sơn phụ thuộc vào số lần sơn phủ. Theo tính toán thì bạn mất khoảng 0,2 hoặc 0,3 kg/m2/2 lớp.
- Sơn Epoxy tự san phẳng làm phẳng có định mức khác nhau tùy theo độ dày của sơn. Ví dụ đối với độ dày 1mm bạn cần 1,2kg/m2 nhưng độ dày lớp phut 3mm thì bạn cần 3,3kg cho 1 m2 diện tích. Định mức sơn phụ thuộc vào thời tiết, đặc điểm sàn và hãng sơn nền epoxy mà bạn chọn.
Bảng màu sơn Epoxy
Quy trình thi công sơn epoxy chuyên nghiệp
Vai trò của quy trình thi công sơn Epoxy là gì và nó có ảnh hưởng như nào đến chất lượng của sơn sau này? Người thi công càng thực hiện chi tiết, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình thi công sơn sàn Epoxy càng đạt được chất lượng sàn tốt nhất. Dưới đây là 1 số bước cơ bản bạn có thể tham khảo:
Bước 1: Khảo sát sàn thi công và chuẩn bị vật tư, máy móc phù hợp với tính chất của công trình. Để có thể tiết kiệm chi phí và giúp cho việc thi công diễn ra thuận lợi người thợ cần tiến hành kiểm tra sàn chi tiết, cẩn thận.
Việc kiểm tra càng cụ thể thì việc chuẩn bị máy móc, vật liệu cho thi công sàn nhà càng tốt hơn. Xử lý sàn trước khi thực hiện sơn.
Bước 2: Mài và vệ sinh sàn xưởng: Bạn tiến hành mài sàn xưởng, vệ sinh sạch sẽ tạo độ nhám để sơn nền Epoxy bám tốt hơn.
Bước 3: Hút bụi và lau sàn để giúp lớp sơn lót sàn bám chắc và dễ dàng kết nối với sơn phủ hơn.
Bước 4: Thi công lớp sơn lót Epoxy. Yêu cầu của việc thi công lớp sơn sàn Epoxy là gì? Đây là lớp trung gian kết nối giữa lớp sàn và sơn vì thế bạn cần sơn mỏng, đều tay và hạn chế sự việc dính bụi bẩn lên sơn.
Bước 5: Tiến hành xử lý các vết lồi lõm, vết nứt trên sàn.
Bước 6: Sơn phủ sơn sàn Epoxy lần 1.
Bước 7: Bạn chà ráp bề mặt để khi sơn phủ lần hai có độ bám dính cao.
Bước 8: Sơn sàn epoxy phủ lần hai và bàn giao sản phẩm cho đơn vị.
Bảng báo giá thi công sơn epoxy nền sàn nhà xưởng Sàn Công Nghệ Đà Lạt
Dưới đây là bảng báo giá dịch vụ thi công sơn epoxy sàn nền nhà xưởng 2021 tại Sàn Công Nghệ Đà Lạt
quý khách có thể tham khảo. Báo giá thực tế dựa vào kết qua sau khảo sát.
Hạng Mục | Đơn Giá (m2) |
✅ Sơn nền Epoxy hệ lăn | 250.000 |
✅ Sơn Epoxy kháng hóa chất | 200.000 |
✅ Sơn sàn Epoxy chống ăn mòn | 380.000 |
✅ Sơn sàn Epoxy hệ tự san phẳng | 200.000 |
Quý khách lưu ý về báo giá thi công sơn epoxy cụ thể sau khi khảo sát sẽ thay đổi nhiều dựa vào :
– Với sàn bê tông đạt chuẩn còn gọi là sàn đẹp thì quá trình xử lí bề mặt ban đầu sẽ không mất nhiều thời gian… Do đó, giá thành sẽ rẻ hơn và thời gian thi công rút ngắn đi các bạn nhé!
– Với các nhà xưởng đã thi công sơn nền epoxy mà cần cải tạo lại sẽ có giá thành khác
– Với những nhà xưởng cũ đã qua sử dụng và đang gặp vấn đề về nền sàn (thấm dầu, bị ẩm, lún nứt,…) bắt buộc phải tính thêm chi phí khắc phục, gia cố để đảm bảo chất lượng sàn sau đó mới thực hiện các công đoạn về sơn epoxy
Ngoài ra, còn 1 số yếu tố ảnh hưởng đến giá thi công sơn epoxy nữa như:
– Diện tích thi công lớn hay nhỏ (500m,1000m,5000m,…), có vướng máy móc, phòng ngăn gì hông? Tại vì mô hình có diện tích lớn sẽ luôn có đơn giá thấp hơn mô hình diện tích nhỏ các bạn nhé!
– Khoảng cách địa lí thì các khu vực xung quanh TPHCM 100km trở xuống sẽ không thành vấn đề. Nếu nhà máy của bạn ở khu vực xa hơn nữa thì nhà thầu sơn sẽ tính thêm phí di chuyển, vận tải chở vật tư & thiết bị, ăn ở chỗ nghỉ cho anh em kĩ thuật …
– Cuối cùng là dòng sơn lựa chọn để thi công. Các chủng loại sơn ảnh hưởng 30% giá thành thi công hoàn thiện. Các thương hiệu nổi tiếng đang cạnh tranh ở epoxy như KCC, APT, Chokwang, AICA, Nanpao …
Công Ty Thi Công Sơn Epoxy Chuyên Nghiệp Uy Tín Nhất
Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành thi công sơn epoxy nhà xưởng, hầm chung cư, nền nhà máy chúng tôi hi vọng sẽ là đơn vị đồng hành cùng những công trình với quý khách.
Khi cung cấp dịch vụ thi công sơn Epoxy tại Đà Lạt, Sàn Công Nghệ Đà Lạt chúng tôi cam kết tới khách hàng :
– Tư vấn miễn phí mọi thông tin liên quan đến công trình khách hàng đang muốn thi công sơn epoxy.
– Chất lượng công trình tốt nhất, sơn có khả năng bám chắc trong thời gian dài.
– Thời gian thi công nhanh nhất, đảm bảo không làm chậm tiến độ bàn giao như hợp đồng đã ký kết.
– Bảo hành dài lâu và hỗ trợ khắc phục, gia cố sàn.
– Có chính sách giảm giá hấp dẫn để mang đến hiệu quả tiết kiệm chi phí đến mức tối ưu.
Liên hệ ngay hotline Sàn Công Nghệ Đà Lạt để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất về thi công sơn epoxy quý khách nhé.